Đại học Thành Đô

Home » Giới thiệu Khoa Công nghệ thông tin | Trường Đại học Thành Đô

Giới thiệu Khoa Công nghệ thông tin | Trường Đại học Thành Đô

26/02/2019

1. Tổng quan

Khoa Công nghệ thông tin trực thuộc trường Đại học Thành Đô, được thành lập ngày 30/11/2004 cùng với sự thành lập Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô, tiền thân của Trường Đại học Thành Đô được nâng cấp theo Quyết định số: 659/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Khoa Công nghệ thông tin là một trong sáu trụ cột phát triển của Nhà trường, Khoa có nhiệm vụ quản lý và đào tạo Kỹ sư chuyên ngành: Công nghệ thông tin. Với đội ngũ Giảng viên có tâm huyết với trình độ chuyên môn cao trong đào tạo nguồn nhân lực 4.0 phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Đội ngũ Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Thành Đô

2. Mục tiêu đào tạo

Nhằm hiện thực hóa Sứ mệnh của Trường Đại học Thành Đô là Kiến tạo môi trường giáo dục giúp người học được học tập, nghiên cứu và hoàn thiện bản thân, dẫn dắt và truyền cảm hứng theo nguyên lý “Trí – Năng – Nhân – Hòa”;

Khoa Công nghệ thông tin hướng tới một môi trường giáo dục mà người học được phát triển trí tuệ, được nâng cao năng lực, được rèn luyện nhân cách và được học cách để hòa hợp.

Với mục tiêu đào tạo ra kỹ sư công nghệ thông tin vững lý thuyết giỏi thực thành. Khoa xác định 3 mục tiêu đào tạo chính: Kỹ sư phát tiển và quản trị hệ thống Mobile Internet, Kỹ sư quản trị và tích hợp hệ thống Công nghệ  thông tin, Kỹ sư phát triển ứng dụng Trí tuệ nhận tạo và Bigdata.

Sinh viên Khoa CNTT Trường ĐH Thành Đô tham dự cuộc thi SMAC

Kỹ sư Phát triển và Quản trị hệ thống Mobile Internet: Sinh viên được trải nghiệm các học phần môn học:

+ Kỹ thuật lập trình với C/C++

+ Mạng máy tính

+ Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

+ Cơ sở dữ liệu

+ Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với SQL Server

+ Lập trình hướng đối tượng với Java

+ Lập trình Windows 1, 2

+ Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động

+ Kiểm thử phần mềm

+ An toàn bảo mật thông tin

+ Thương mại điện tử

+ Thực tập tốt nghiệp, Đồ án tốt nghiệp

Kỹ sư Quản trị và Tích hợp hệ thống công nghệ thông tin: Sinh viên được trải nghiệm các học phần môn học:

+ Kiến trúc máy tính

+ Hệ điều hành

+ Mạng máy tính

+ Quản trị mạng

+ An toàn và bảo mật thông tin

+ Các hệ quản trị cơ sử dữ liệu

+ Thiết kế website

+ Ngoại vi vào giao diện

+ Lập trình điều khiển thiết bị

+ Tiếng Anh chuyên ngành

+ Thương mại điện tử

+ Thực tập tốt nghiệp, Đồ án tốt nghiệp

Kỹ sư Phát triển ứng dụng Trí tuệ nhận tạo và Bigdata: Sinh viên được trải nghiệm các học phần môn học:

+ Toán rời rạc

+ Phương pháp tính

+ Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

+ Kỹ thuật lập trình C/C++

+ Cơ sở dữ liệu

+ Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu

+ Trí tuệ nhân tạo

+ Xử lý ảnh và thị giác máy tính

+ Thực tập tốt nghiệp, Đồ án tốt nghiệp

3. Các ngành Đào tạo và hệ Đào tạo

Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Thành đô đào tạo chuyên ngành Công nghệ thông tin với các hệ đào tạo:

– Đại học chính quy

– Đại học liên thông chính quy

– Cao đẳng chính quy

– Cao đẳng nghề

– Kỹ sư Chất lượng cao chuyên ngành Công nghệ thông tin (liên kết giữa Đại học Thành Đô với Đại học TongMyong  Hàn Quốc).

Lễ ký kết Biên bản hợp tác đào tạo Kỹ sư chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin

giữa ĐH Thành Đô và ĐH TongMyong Hàn Quốc

4. Cơ hội nghề nghiệp

– Công nghệ phần cứng: Công việc liên quan đến phần cứng máy tính bao gồm phát triển, thiết kế, kiểm tra, nghiên cứu và quản lý việc cài đặt các linh kiện phần cứng của máy tính, đảm bảo rằng các thành phần bên ngoài là hiệu quả, an toàn và được cài đặt đúng để đảm bảo hệ thống máy tính hoạt động nhanh nhất và hiệu quả cao nhất. Các linh kiện phần cứng bao gồm các bo mạch chủ, chip máy tính, modem, máy in và các thiết bị ngoại vi khác thường được kết nối với máy tính.

– Công nghệ phần mềm: Công việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển và duy trì hệ thống phần mềm như:

+ Lập trình viên (Developer): người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng cho việc điều khiển các hệ thống máy móc cơ khí, xử lí các dữ liệu… như hệ thống điều khiển máy hàn, máy tiện, điều khiển camera, các phần mềm xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh…

+ Quản lý dự án (Project Manager): Quản lý toàn bộ việc điều phối các dự án phát triển phần mềm ứng dựng công nghệ thông tin, từ khi lên kế hoạch đến quá trình thực hiện. Công việc cũng đòi hỏi lập mục tiêu dự án, các vấn đề được ưu tiên, ngân sách, thời hạn hoàn thành, lên kế hoạch cũng như đàm phán với những người giữ tiền đặt cọc dự án.

+ Kiểm thử phần mềm (Tester): Là những người chuyên thử nghiệm, kiểm tra để tìm ra lỗi của các ứng dụng, phần mềm do các lập trình viên “viết” ra. Đây là một vị trí rất quan trọng trong một dự án viết ứng dụng, phần mềm bởi lẽ họ sẽ hoàn thiện các ứng dụng đó.

+ Kỹ sư cầu nối (BrSE): người đứng giữa, kết nối khách hàng với người làm kỹ thuật, người làm kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói kỹ sư cầu nối là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của dự án. Có thể hiểu như sau:

Bridge System Engineer (BrSE) = Developer + Business Analyst + Tester + Project Manager

– Quản trị hệ thống Cơ sở dữ liệu (Database Administrator): Hệ thống cơ sở dữ liệu là sự kết hợp giữa phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông, nhằm thu thập, tạo và phân phối các dữ liệu thông tin và tri thức hữu ích như:

+ Database Developer: Thiết kế các chương trình ứng dụng: ví dụ giao diện sử dụng, giao dịch giữa khách/chủ trong toàn mạng và các bộ phận cấu thành hệ thống. Cung cấp thông số kĩ thuật cho đội phát triển phần mềm, thiết kế, kiểm tra việc mã hoá.

+ Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu: Xây dựng kiến trúc thông tin, xây dựng mô hình dữ liệu (data model). Cài đặt thành thạo các hệ quản trị CSDL: Oracle, MSSQL, PostgreSQL và My SQL, khai thác các hệ thống CSDL tập trung và phân tán, tham gia phân tích, thiết kế, xây dựng, quản lý các hệ thống cơ sở dữ liệu.

– Mạng máy tính và truyền thông: Thiết kế, xây dựng và quản trị các hệ thống mạng đạt tiêu chuẩn cao cho doanh nghiệp và tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin như:

+ Quản trị mạng: Thiết kế, vận hành và quản trị các hệ thống mạng an toàn và bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker (tin tặc) hiệu quả. Thiết kế và duy trì hệ thống tường lửa hay nhận dạng và sửa chữa các lỗ hổng trên hệ thống mạng của đơn vị, triển khai và giám sát hệ thống phát hiện tấn công.

– Vị trí công việc khác:

+ Cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và hành chính

+ Giảng dạy chuyên ngành Công nghệ thông tin tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

TS. Ngô Xuân Hà – Hiệu trưởng ĐH Thành Đô trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên trong buổi “LỄ TỐT NGHIỆP”

5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, hiện nay Khoa Công nghệ thông tin đã trang bị hệ thống các phòng thực hành chuyên ngành như sau:

– Phòng SAM SUNG THÀNH ĐÔ LAB: Thực hành, trải nghiệm các ứng dụng công nghệ trên thiết bị di động thông minh

– Phòng thực hành Mạng và Phần cứng máy tính: Thực hành tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, vận hành thiết bị phần cứng, thiết kế, xây dựng và quản trị hệ thống mạng máy tính.

– Phòng thực hành Tin học ứng dụng: Thực hành kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin.

– Phòng thực chuyên ngành 1: Thực hành lập trình ứng dụng trên ngôn ngữ: C++, C#, Java, …

– Phòng thực hành chuyên ngành 2: Thực hành thiết kế, xây dựng ứng dụng trên nền tảng Web

– Phòng thực hành chuyên ngành 3: Thực hành thiết kế và quản trị Cơ sở dữ liệu.

Thông tin liên hệ:

Khoa Công nghệ thông tin

Tầng 4, Nhà B, Trường Đại học Thành Đô

Km15, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 02433.861.601/ 0856984333 hoặc 094.191.3658

Tin tức khác

0934 078 668